I. THỦ PHỦ CÔNG NGHIỆP CỦA MIỀN NAM
Sở hữu 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha. Các KCN tại Bình Dương chiếm ¼ diện tích toàn miền Nam. Bình Dương đang dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2019, Bình Dương thuộc top 3 tỉnh thành có số FDI lớn nhất cả nước, chỉ sau Hà Nội và TP. HCM.

Đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn rộng thoáng và hiện đại
Nhiều chính sách thông thoáng, ưu đãi,… Và giải quyết kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp,… Từ chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương đã lý tạo nên thành công này. Bình Dương luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông.
II. ĐỊNH HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ
Lần thứ hai được vinh danh trong danh sách Smart 21, là một trong các đô thị có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới năm 2020. Bình Dương đã minh chứng được định hướng phát triển đúng đắn và tầm nhìn dài hạn rất chiến lược.
“Vùng thông minh” thuật ngữ gắn với dự án “thành phố thông minh” đã được Bình Dương thông qua. Vùng thông minh Bình Dương lấy nòng cốt là một số địa phương phát triển kinh tế xã hội mạnh của tỉnh, được quy hoạch bài bản, gồm: TP. Thủ Dầu Một (bao gồm cả khu vực “thành phố mới”), TP. Dĩ An, TP. Thuận An, TP. Tân Uyên, TX. Bến Cát.
Với việc lấy nòng cốt là xây dựng mối tương tác giữa “ba nhà” gồm: Nhà nước – Khối kỹ thuật – Doanh nghiệp. “thành phố thông minh Bình Dương” thể hiện khát khao tạo nên một vùng đô thị văn minh, hiện đại, thân thiện và năng động của chính quyền và nhân dân Bình Dương.
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG – GIAO THÔNG KẾT NỐI TIỆN LỢI
Nhắc đến Bình Dương là nhắc đến những con đường thoáng đãng, sạch sẽ với những hàng cây xanh mát, nối liền những vùng đất trù phú và hiện đại. Bên cạnh Quốc lộ 13 kết nối liên tỉnh từ TP. HCM qua Bình Dương về đến Bình Phước, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn cũng là một trong những tuyến đường huyết mạch, mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của Bình Dương.
Là tuyến đường quan trọng kết nối Bình Dương với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn giúp quá trình vận chuyển hàng xuất khẩu từ các khu công nghiệp ở Bình Dương về các cảng ở Sài Gòn và Đồng Nai dễ dàng, nhanh chóng. Bên cạnh đó, đây cũng chính là trục kết nối các đô thị, khu công nghiệp phía Bắc với các đô thị, khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, mở ra hành lang vận chuyển hàng hóa theo trục xương sống Bắc – Nam song hành với quốc lộ 13
Những kế hoạch xây dựng và mở rộng giao thông trong tương lai giúp kết nối đa chiều giữa Bình Dương và các vùng đô thị phía Nam như:
- Mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe.
- Xây dựng cầu Thủ Biên, trục vành đai hướng Đông – Tây.
- Kết nối các huyện phía Bắc Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai.
- Xây dựng cầu Thới An trên tuyến vành đai 4 với quy mô 4 làn xe,…
IV. QUY HOẠCH BÀI BẢN TAO NÊN NHỮNG “THÀNH PHỐ MỚI”
Thành lập từ năm 1997 cùng vị trí giáp ranh TP. HCM và Đồng Nai, Bình Dương đã có những quy hoạch bài bản và đồng bộ về phát triển đô thị, tạo nên những khu đô thị gắn liền với thế mạnh công nghiệp, thu hút nguồn lao động nhập cư đông đảo. Đi kèm với làn sóng di cư cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Từ đó tạo ra nhu cầu nhà ở lớn thúc đẩy quá trình phát triển thị trường BĐS.
Quy mô, mật độ dân số đã vượt chuẩn đô thị loại 3. Hơn nữa, KT – VH – XH ngày phát triển tạo điều kiện lên thành phố cho các thị xã trước kia. Hiện đại, TP. Dĩ An và TP. Thuận An đã chính thức lên thành phố thuộc tỉnh Bình Dương. Điều này giúp nâng số thành phố của Bình Dương lên ba thành phố, giúp địa phương này trở thành tỉnh thành đầu tiên của phía Nam có ba thành phố và hai thị xã.
Chính sự tác động tích cực là đòn bẩy giúp thị trường BĐS “bùng nổ” từ năm 2018 đến nay.